Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Tự sự của bác sĩ không nhận phong bì

T s ca bác sĩ không nhn phong bì
*****
Ngày tôi thi đỗ Đại học Y Hà Nội, bố cho 5.600 đồng. Bố đưa tôi ra đến đầu làng, còn băn khoăn bảo hay quay về cày ruộng? Tôi vẫn nhất quyết ra đi, với hình ảnh cả nhà đói rách, hình ảnh ông y tá xã chuyên tiêm thuốc xít-tép vào mông.
Tôi bắt đầu bài viết bằng câu chuyện của chính tôi, một bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), không nhận phong bì của người bệnh.

Tại sao tôi lại đi kể về mình như thế? Có phải vì xung quanh tôi ai cũng nhận phong bì? Có phải tất cả bác sĩ đều tìm cách để bệnh nhân đưa phong bì nên ngành y tế phải phát động phong trào nói không với phong bì?

NỖI SỢ CỦA NGƯỜI GIÀ

 NỖI SỢ CỦA NGƯỜI GIÀ   (sưu tầm)

Cách đây 30 năm ,khi bước vào tuổi 50 ,tôi chân tình hỏi ông bạn vong niên"cuộc đời này khi về già ông sợ nhất điều gì" tức thì ông bạn trả lời " Ở tuổi về già tôi chỉ sợ duy nhất một điều là ...chết đói"
  Câu trả lời ngắn gọn ấy đã khiến tôi đêm ngày suy nghĩ. Bởi theo cách nghĩ đơn giản  thì hằng ngày người già ăn uống tốn kém bao nhiêu ?
  Năm tháng trôi qua tôi đọc nhiều sách  vở và qua nhiều trải nghiệm nên rất tâm đắc lời Phật dạy rằng :"Con người sống ở trên đời có 8 nỗi khổ,thì tuổi già ...là một trong những nỗi khổ khủng khiếp nhất !"

Người mẹ điên

Người mẹ điên (Vương Hằng Tích – TQ)
Đọc câu truyện này, tôi cố kìm nén không cho nước mắt chảy ra, xúc động với cách diễn tả tình yêu của mẹ dành cho con của tác giả!

Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.

CÓ BIẾT TÔI LÀ AI KHÔNG ?

CÓ BIẾT TÔI LÀ AI KHÔNG ??

"Do you know who I am?" 

Cho mãi đến mấy hôm trước, tôi mới tìm ra được câu trả  lời cho một câu hỏi tôi bị hỏi từ hơn ba mươi lăm năm trước.
    Một bữa đang ngồi trong quán Cái Chùa (La Pagode), đường Tự Do, Sài  Gòn, thì tôi bị một người đàn ông gây sự và cuối cùng ông ta quăng ra cho tôi câu hỏi: "Ông biết tôi là ai không ?"
    Quả thật lúc ấy, tôi không biết ông ta là ai thật. Ông không phải là  một tài tử, một nhà văn, hay một chính trị gia nổi tiếng để tôi phải biết. Tôi đành ngồi đó, chịu thua ông, không có câu trả lời.

Cà phê mặn

Cà phê mặn

Bạn đã từng nếm thử café mặn? Nếu chưa, bạn hãy đọc câu chuyện tình này để xem vị của nó là gì. Nhân vật trong truyện nói rằng “nó có vị ngọt”. Còn tôi, tôi cũng đồng ý, nó có vị ngọt không phải của đường mà là của một tình yêu vĩnh cửu.
Chàng gặp nàng trong một bữa tiệc. Khi ấy, nàng nổi lên như một ngôi sao và có rất nhiều vệ tinh vây quanh nàng. Trong khi đó, chàng lại rất bình thường đến nỗi chẳng ai quan tâm đến chàng. Cuối bữa tiệc, chàng đã mời nàng đi uống café với mình, nàng ngạc nhiên nhưng vì giữ phép lịch sự nên nàng đã nhận lời.

Bát mì của người lạ

Bát mì của người lạ
*****
Tối hôm đó Sue cãi nhau với m, ri không mang gì theo cô đùng đùng ra khi nhà.  Trong lúc đang lang thang trên đường ph, cô mi nh ra rng mình chng có đng bạc nào trong túi, thm chí không có đ my xu đ gi đin v nhà. 
Cùng lúc đó cô đi qua mộ
t quán mì, mùi thơm bc lên ngào ngt làm cô chợt cm thy đói ngu. Cô thèm mt tô mì lm nhưng li không có tin! 
Người bán mì thy cô đng tn ngn trước quy hàng bèn hi: "Này cô bé, cô có mun ăn mt bát không?
"Nhưng... nhưng cháu không mang theo tin..." - cô thn thùng trả lời. 

Sai lầm khi đến chùa xin tài lộc!

Sai lầm khi đến chùa xin tài lộc!

*****

 Hiện tượng đến chùa, đền trong các dịp lễ hội đầu năm để cầu xin tiền tài và may mắn đã trở thành thói quen của nhiều người. Nhưng suy nghĩ đó liệu đã đúng với Đạo Phật?

Phóng viên Vietnamnet đã có cuộc trao đổi với Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt – Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm  Tây Thiên để làm rõ vấn đề trên và để nghe người trong chùa nói về các quy tắc khi đến nơi cửa Phật.
- Khi lên chùa thờ phật, người đến lễ nếu muốn dâng lễ thì dâng những gì là đúng với Đạo Phật, thưa thầy?

“Mã số độc hại” dưới đáy chai

“Mã số độc hại” dưới đáy chai
*****
Nếu chịu khó xem kỹ dưới đáy chai, ta có thể thấy rõ ràng các con số bên trong những hình tam giác.

Trong một số gia đình và các cửa hàng thực phẩm, chúng ta thường thấy chai, hộp nhựa được sử dụng lại để đựng nước, dầu ăn, dấm... Nhiều người cho rằng, các chai, hộp nhựa này sau khi đã được súc rửa sạch thì an toàn mà không biết rằng độc tính vẫn có thể phát tác trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, nếu chịu khó xem kỹ dưới đáy chai, ta có thể thấy rõ ràng các con số bên trong những hình tam giác, ví dụ

Hiện tượng thủy triều

Hiện tượng thủy triều
*****
Thủy triều là hiện tượng nước biển, nuớc sông... lên xuống trong ngày. Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cuờng độ nuớc dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.

 

Nguyên nhân

Nguyên nhân của thủy triều là do

Đi chùa, người Việt không hiểu về Phật giáo

Đi chùa, người Việt không hiểu về Phật giáo

*****

- Đến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
Trước những hiện tượng xảy ra phổ biến như hoang phí vung tiền lẻ tràn ngập khắp nơi, mê muội cầu tài lộc, chen lấn xô đẩy… tạo nên những hình ảnh xấu trong các mùa lễ hội. Vietnamnet có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền) để làm rõ nguyên nhân và các yếu tố gây nên các hiện tượng xấu đáng báo động trong các mùa du lịch văn hóa tâm linh.