Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

NƯỚC HOA KIỂU ÚC

Một bà cụ quê mùa, cục mịch đi thang máy trong toà cao ốc lộng lẫy. Một cô gái trẻ trung xinh đẹp, sực mùi nước hoa, bước vào. Cô khinh khỉnh nhìn bà cụ và khoe vu vơ :
– Nước hoa Chanel của Pháp.. .100 euro một lọ đấy ! Thơm không ?
Bà cụ im lặng không nói gì. Thang máy chạy qua 3 tầng nữa thì dừng lại. Bà cụ chuẩn bị bước ra ngoài. Trước khi đi bà để lại một âm thanh khó tả, rồi cũng khoe một câu rất vu vơ:
– Hạt mít bán ngoài chợ, 10 ngàn một cân đấy ! Thưởng thức nhé ! …

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI CÂM

Một người đàn ông có cô vợ câm.
Một hôm anh ta đi làm về, cô vợ đón ở cửa và ra dấu như thế này: Chị ta chỉ về phía cuối xóm; sau đó tuột quần anh chồng xuống, lấy 2 ngón tay nâng nhẹ nhẹ 2 hạt cà của chồng; rồi con vợ nghiêng đầu và nhắm 2 mắt lại.
Anh chồng hỏi ngay :
- Trời ơi, thằng Hai Viên ở xóm dưới chết rồi hả ?
Cô vợ gật đầu. Anh chồng lại hỏi tiếp :
- Mà dưới đó tới 2 thằng Hai Viên lận. Vậy thằng chết là thằng nào?
Con vợ sau một lúc ngần ngừ ; chị liền tuột quần của mình xuống; lấy ngón tay quẹt vô háng của chị ta và đưa lên mũi anh chồng. Anh chồng reo lên:
- Trời ơi ! tao biết rồi, thằng Hai Viên bán mắm…
Cô vợ gật đầu…

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

CHO ĂN... MÁU...

Có hai ông bạn thân đã lâu ngày không gặp nhau. Một hôm ông bạn kia đến thăm ông này, lại đúng lúc nhà hết gạo nhưng ông này vẫn cố giữ ông kia ngủ lại, sáng mai hãy về .
Đêm đến hai ông ngủ cùng nhau. Nửa đêm ông khách buồn đi đái mới xỏ đôi guốc chủ nhà ra ngoài . Vợ chủ nhà tưởng chồng ra ngoài nên cũng rón rén ra theo, rồi rỉ vào tai ông khách :
- Nhà đã hết sạch gạo mà còn cố giữ người ta ở lại, sáng mai lấy máu L... cho người ta ăn à ?.
Nghe vậy ông khách không nói gì mà lẳng lặng về ngủ đến sáng thì cáo từ về sớm. Bạn giữ bằng mọi cách, nhưng ông ta cũng chỉ nói :
- Cám ơn ông, đêm qua tôi ăn ...... rồi..!

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Chuyện của 2 ông bà đãng trí

Hai vợ chồng ông bà cùng đãng trí nói chuyện với nhau:
– Hôm qua, tôi thấy bà để nguyên quần áo nằm vào bồn tắm đấy?
– Thế sao quần áo tôi không ướt nhể?
– À...vì bà đã quên không mở vòi nước chứ sao..?bà giờ lẩn thẩn đãng trí quá!!
Bà vợ quay ra bảo:
- Ông có nhớ không? Hồi xưa, ông đã ngỏ lời muốn lấy tôi vì cái thói quen hay quên ấy đấy…
- Ừ..., tôi nhớ.....Rồi sau đó bà có lấy tôi không nhỉ?? Ông chồng đãng trí hỏi lại vợ..

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Chưa đọc hết thì hiểu lầm là cái chắc !

LẦN ĐẦU TIÊN LÀM CHUYỆN ẤY
Ôi! Lần đầu tiên làm chuyện ấy, tôi sợ.
Ngay cả khi đã nằm xuống ngay cạnh anh mà tôi vẫn còn run. Tôi toát hết mồ hôi. Mặc dù anh làm rất nhẹ nhàng, từ từ, nhưng tôi vẫn có cảm giác sợ hãi của lần đầu tiên. Đột nhiên anh đâm thật mạnh vào cơ thể tôi. Đau quá! …
Rồi thì cũng xong, anh từ từ rút cái đó ra, cảm giác mới nhẹ nhàng và ngất ngây làm sao. Tôi cảm thấy mãn nguyện.
Mặc dù có một chút máu bị rớm ra mép của nó nhưng tôi không còn thấy đau nữa, mà chỉ thấy tự hào vì đây là lần đầu tiên tôi đi hiến máu nhân đạo.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

KHIẾP QUÁ

Lúc đi học, cô bé cầm theo quả hồng. Sau khi lên xe bus, cô cắm cúi nghịch di động, tiện tay nhét quả hồng vào túi quần. Vừa ngồi xuống, có một tiếng bẹt vang lên, thịt quả hồng màu vàng đổ lòi ra dưới mông, mọi người trên xe lập tức bịt mũi.
- Vì muốn giải thích cho mọi người rõ rằng đấy chỉ là thịt quả hồng chứ không phải…, cô bé quẹt một tí đưa lên miệng, kết quả là cả xe thi nhau ói.
Bác tài xế như hiểu ra vấn đề, gắng gượng lên tiếng: "đó là cứt thật của đứa bé kia vừa ị đùn ra, quả hồng của cô rơi dưới đất kia kìa."

VÔ SINH DO DI TRUYỀN

Một người đàn ông đến gặp bác sỹ:
- Bác sỹ ơi, chữa cho tôi với, tôi bị vô sinh !
- Sao anh biết anh bị vô sinh ?- Vị bác sỹ hỏi lại.
- Tôi biết mà, tôi bị vô sinh do di truyền.
- Nghĩa là sao?
- Nghĩa là bố tôi bị vô sinh, ông nội tôi bị vô sinh... chứ còn sao nữa!
- Sao kỳ vậy ? Thế anh ở đâu ra ?
- Tôi ở quê ra chứ còn ở đâu nữa. Bác sỹ có chữa cho tôi không thì bẩu ?!

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

CHA TÔI.

Vợ sinh. Tôi đón cha lên thành phố. Nếu nói là đón mẹ lên thì thích hợp với hoàn cảnh hơn. Nhưng mẹ tôi đã xa cõi đời từ lúc tôi lọt lòng. Sự ra đi của mẹ, trong thâm tâm tôi vẫn luôn là một sự đánh đổi quá nghiệt cùng của tạo hóa, mà nỗi đau đớn còn dành lại một vị đắng ở đầu môi. Và người ở lại phải sống tốt cho cả hai phần đời. Tôi đã có thật nhiều cố gắng.
Cha tôi, người đàn ông lam lũ. Cha gầy, gầy lắm, mà không phải chỉ gầy do sức khỏe, mà thời gian đã ngấm dần trong từng thớ thịt cha, già cỗi và yếu ớt. Người đàn ông cô độc ngần ấy tháng năm của tôi.
Bao nhiêu lần ôm cha ngủ. Từ bé, lúc lớn lên đi xa trở về, hay khi tôi đi làm có tiền thường gọi điện cho ông: “Cha, lên thành phố với con, con lo được mà”. Ông hỏi dò “Có thiệt không đó, cu con? Không để tiền cua gái hả?” Rồi ông cười khà khà. Hôm sau đã có mặt ở nhà tôi. Mang nào gà, nào vịt, nào trái cây. Và không quên mang theo một cúc rượu để cha con nhâm nhi. Nhưng sao lần này, nằm cạnh ông, nhìn ông ngủ, tôi …tôi không diễn tả nỗi cảm xúc của mình. Nước mắt ở đâu cứ như nước sôi đang đun trào, cứ thế đẩy vung mà ra. Chắc vì tôi mới được làm cha, chắc lẽ thế.
Tôi lấy vợ rất muộn. Vợ là người thành phố, con nhà danh giá. Nhưng với nỗ lực và cố gắng của mình, tôi độc lập về kinh tế, không phải dựa bóng nhà vợ.
Khi mọi người quây quần quanh thằng Mỏ (con trai yêu quý của tôi), nhìn nó kháu khỉnh đáng yêu quá. Nhà vợ rất đông người tới. Ai cũng đòi được bế thằng Mỏ nụng nịu. Bà ngoại thằng Mỏ (là người rất khó tính) nói “Ông Nội bế cháu đích tôn một chút này”, cha đưa tay ra định bế thì bà ngoại khựng lại.
“Trời ơi, tay ông nội sao thế, thế thì hỏng da của cháu mất….”. Bà ngoại giữ thằng Mỏ lại trong lòng, vừa nói vừa nhìn bàn tay cha tôi dò xét.
“Ờ….vâng, tôi lỡ…để tôi…đi rửa..”. Cha tôi ấp úng rồi đi ra nhà sau để rửa tay.
“À, chắc ông mới làm than đó má”. Tôi nói đỡ, rồi theo cha ra sau. Mọi người lại xúm lại đòi bế thằng Mỏ. Cha tôi rửa tay, và đúng là ông làm than thật. Tức là ông phơi mớ than củi mang từ quê lên để cho vợ tôi nằm hong, khỏi nhức mỏi đau lưng sau này. Nhưng ông làm xong từ sáng sớm rồi kia mà, lẽ nào cha tôi đã già nên lẩm cẩm rồi, chẳng còn nhớ mà rửa tay nữa. Cha ơi…
Thấy ông đứng cặm cụi rửa tay, khó nhọc. Tôi tiến lại “Cha, để con rửa cho cha”.
“Thôi đi cu con, hồi bé cha rửa tay rửa chân cho mày, giờ học đòi à, nhưng chưa đến lúc đâu….”.
“Đưa con coi nào”, tôi giằng lấy tay ông. Trời ơi, hai bàn tay ông chai sần, những lớp da bị tróc mẻ, nham nhỡ đỏ lừ.
“Cha bị sao thế, cha đừng rửa bằng xà bông nữa”… Tôi nói.
“Ờ, hồi trước, hồi trẻ ấy, cha mày đi xây, bị xi ăn, bị dị ứng. Hôm qua tao thấy trước sân nhà mày có chỗ bị hỏng, tao hòa ít xi gắn lại. Ai ngờ lâu thế mà nó cũng bị lại…”.
Ông nói rồi lững thững đi vào. Vừa đi vừa chùi chùi hai bàn tay vào áo, cái dáng còng còng như oặn trĩu bởi yêu thương. Cha bước đi không còn vững nữa rồi, năm tháng ơi...
Là trưởng phòng kinh doanh một công ty, tôi đi tối ngày, tranh thủ chạy về lúc trưa, lúc tối muộn. Nên cha làm gì, mọi người làm gì tôi cũng không rõ hết. Nhà tôi ở ngoại ô. Có một khoảng sân nhỏ, trồng một ít cây cối. Trong những tháng ngày này, được làm cha, được sống trong cảnh gia đình sum vầy thế này. Tôi ngỡ cuộc đời như một giấc mơ. Hay đúng hơn là cuộc đời ai rồi cũng đến lúc sống đúng như một giấc mơ, khi đã cố gắng thật nhiều.
Từ chuyện bàn tay, mà cha chưa bế cháu Mỏ một lần nào. Không chỉ vì ánh mắt e dè của bà ngoại thằng Mỏ. Mà có lẽ ông tự ái (bệnh người già mà), ông muốn mọi người được vui. Và hơn hết ông thương thằng Mỏ, như bà ngoại nói “da cháu còn nhạy cảm, như thế là không tốt”. Tôi cũng chỉ im lặng. Vì nghĩ mọi thứ đều hợp lý. Hay tại vì cha là đàn ông (yêu thương để trong lòng), ít ra cha cũng không như bà ngoại, khi một ngày không ẵm thằng Mõ vài lần nũng nịu là ăn cơm không nổi.
Thế là cha tôi, ngày ngày lầm lũi ngoài khoảng sân nhỏ. Ông nấu nước Vằng (một loại lá cho người đẻ uống rất tốt), ông quét sân, thỉnh thoảng qua chỗ mấy ông già cùng khu phố ngồi chơi. Rồi lại thỉnh thoảng về ngắm thằng Mỏ. Vợ tôi còn bảo “ở nhà ông còn giặt cả tả, quần áo cho Mỏ”. Mặc dù có bà ngoại, hay mấy cô em vợ tôi, mà họ toàn giặt máy. Nhưng khi chưa kịp bỏ vào máy là ông lại bê đi giặt tay. Bà ngoại cũng không muốn ông phiền lòng, nên cũng đành im lặng. Nhưng tôi biết sau đó bà ngoại lại lén bỏ vào máy giặt lại, may mà bà không để cha biết….
Thời gian cứ thế trôi đi, cuộc sống bình lặng êm đềm. Nhưng tình cảm trong tôi đang dậy sóng, vì từ Cha thiêng liêng, mỗi lúc vợ hay bà ngoại bế thằng Mỏ đều chỉ vào tôi bảo “Gọi ba đi, ba ba, ba ba”. Thằng bé chỉ nhìn rồi cười, đáng yêu vô vàn vô tận.
Cho đến một ngày, khi tôi đang đi công tác tỉnh, vợ gọi điện “Chồng, về nhà đi, ông nội vào viện rồi”. Tôi về ngay, về liền. Cha tôi đứng lên chiếc ghế đẩu để phơi tả cho thằng Mỏ, bị trượt ngã. Khi tôi về đến nơi ông đã tỉnh, bác sĩ ái ngại nhìn tôi bảo cha chỉ bị chấn thương nhẹ, cần điều trị vài ngày là hết nhưng tinh thần thì đáng lo, cần để tâm tới ông nhiều hơn. Bà ngoại và vợ nhìn tôi ái ngại. Nước mắt tôi cứ chực tuôn chảy. Cha ơi...
Tôi về nhà lấy đồ cho cha. Tôi lục túi của ông. Một ít quần áo, một tút thuốc quê đã hút phần nữa. Và…một cuốn sổ, nhỏ bằng lòng bàn tay, màu nâu cũ kỹ, một chiếc bút được kẹp ở giữa. Tôi tò mò, tôi mở nó ra, mở ngay trang đang kẹp bút. Tôi đọc:

TRÒ ƠI LÀ TRÒ

Trong kỳ thi tốt nghiệp tại trường Đại học Nông nghiệp , khi bị nhận điểm 2 vì không trả lời được câu hỏi thi vấn đáp , một sinh viên ấm ức nói ; Thưa giáo sư , em nghĩ ngay cả giáo sư cũng không biết hết những gì thuộc về lĩnh vực nông nghiệp.
- Sao lại không, tôi biết hết chứ.
- Thế bây giò em đố giáo sư một câu, nếu giáo sư không trả lời được thì phải cho em 10 điểm nhé .
- Được rồi, cậu đố đi .
- Tại sao lợn không có hành kinh.
Giáo sư bóp trán suy nghĩ, toát hết cả mồ hôi vẫn không trả lời được. Không còn cách nào khác ông đành phải cho cậu sinh viên 10 điểm như đã hứa.
Khi sinh viên tiếp theo bước vào phòng thi, giáo sư nói:
- Bây giờ tôi đố cậu một câu, nếu cậu trả lời được, tôi sẽ cho 10 điểm ngay, đồng ý không ?
- Dạ, xin thầy hỏi đi ạ.
- Tại sao lợn không có hành kinh?
- Vì chẳng có ai ngu đến mức chờ nó đủ 14 tuổi mới làm thịt ạ.

CÓ ĐÚNG VẬY KHÔNG TA ?

Đàn ông được sinh ra tại khu vực giữa 2 chân người phụ nữ....và cả cuộc đời họ thích nhất là được quay trở lại nơi đó...
Tại sao vậy?
Tại vì không ở đâu sướng bằng nơi mình được sinh ra