Đi chùa, người Việt không hiểu về Phật giáo
*****
- Đến chùa
cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…
Trước
những hiện tượng xảy ra phổ biến như hoang phí vung tiền lẻ tràn ngập khắp nơi,
mê muội cầu tài lộc, chen lấn xô đẩy… tạo nên những hình ảnh xấu trong các mùa
lễ hội. Vietnamnet có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên
Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền) để làm rõ nguyên nhân và
các yếu tố gây nên các hiện tượng xấu đáng báo động trong các mùa du lịch văn
hóa tâm linh.
Đức Phật
là một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần!
- Phật Giáo
tại Việt Nam
đang được người Việt nhận thức thế thế nào thưa ông?
- Phật Giáo không
phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn
gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà
có thêm từ một vài nước thứ ba. Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có nhiều
bị thay đổi đi một phần và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó.
Vì vậy Phật Giáo ở Việt Nam
có rất nhiều dòng khác nhau. Nhưng nguy hại, trong một số bộ phận người dân,
Phật Giáo đã bị nhận thức không đúng so với giá trị nguyên bản.
- Vậy Phật
Giáo ở Việt Nam
bị hiểu sai như thế nào?
Đó là ở sự nhật
thức đứng đắn về Đức Phật. Lối tiếp nhận đơn giản kiểu quan niệm của nhiều
người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần
thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát,
phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho
mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà
quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể
quyết định chính cuộc sống của mình.
- Người đến
cửa Phật mới chính là người quyết định cuộc sống cho mình, xin ông làm rõ ý này
?
Phật Giáo là một
tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi sướng. Chính vì
vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư
tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó
là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm
việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.
Chính vì vậy người
đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm
đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những
việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức
Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần
thánh.
- Nguyên nhân
do đâu khiến nhiều người Việt Nam
lại có sự nhận thức sai về Phật Giáo như vậy, theo ông?
Xưa kia, vì Việt Nam là một nước
nông nghiệp nên trong quá trình tồn tại và phát triển đã phải chịu sự chi phối
rất nhiều của tự nhiên, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực. Thời đó với trình độ nhận thức hạn hẹp đã cho rằng “Vạn vật hữu linh” tức
là mọi sự việc xảy ra đều có sự ảnh hưởng của một vị thần nào đó. Chính vì vậy
khi du nhập vào Việt Nam với sự dung dị và hòa bình, dẫn đến Phật Giáo đã giảm
bớt tính hàn lâm và tự biện vốn có của nó.
Ngày nay, do nhiều
tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người
dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách những người không nghiên cứu hay tu
hành, cộng thêm tâm lí đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy về quan niệm về
Phật Giáo. Chính vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là
sai lệch gay ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt động văn hóa tâm
linh.
Cùng thờ
một đức phật, có chùa lại thiêng hơn?
-Ông giải
thích sao về hiện tượng một vài ngôi chùa cứ đến mùng 1 hoặc ngày rằm ùn ùn
người dân đổ về cúng lễ?
Đó cũng là sự hiểu
sai về Đức Phật như một vị thánh thần đã nói ở trên. Không có chuyện Đức Phật ở
chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó.
Bản chất đều là cùng thờ một Đức Phật tư bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Người đến
thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem
đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh
nơi khác.
- Là một người
nghiên cứu, ông còn thấy những biểu hiện sai lệch nào khác về việc thờ Đức Phật
của người dân?
Có rất nhiều, ví
dụ như việc dân dã hóa Đức Phật nay đã biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ
cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại
khấn câu đầu tiên là “Nam
mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều
người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà
phật”.
Biểu hiện về mặt
vật chất như: Chùa là thánh đường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là
một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 để đưa vào trong
chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa
thờ cùng với Phật.
Hay là chuyện đi
chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi…
tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của
người dân khi đến cửa Phật…
Để hiểu rõ hơn về
các nghi thức cũng như nguồn gốc về các nghi thức khi tới cửa Phật làm sao cho
đúng, xin mời độc giả xem tiếp kì sau: Đến chùa thắp mấy nén hương,
dâng lễ gì cho đúng?
Hoàng
Nguyên (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét