Vi Văn Tiến với bàn tay phải 6 ngón.
Bi kịch hôn nhân cận huyết: Suy thoái giống nòi
Hủ tục hôn nhân cận huyết dẫn đến bệnh tật cho thế hệ con cháu và làm suy thoái giống nòi. Việc ngăn chặn và xóa bỏ hủ tục này ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) không biết bao giờ mới thực hiện được.
Hậu quả khôn lường
Theo
các chuyên gia y tế và sinh học, con cái của những cặp hôn nhân cận huyết có
nguy cơ mắc các bệnh tật di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, còi cọc, down
hoặc kém phát triển về trí não, vô sinh,quái thai...
Nguy
cơ mắc các bệnh này của những đứa trẻ có cha mẹ cận huyết thống cao gấp 10 lần
so với những đứa trẻ khác. Khi trưởng thành, những đứa trẻ được sinh ra từ những
ông bố bà mẹ có quan hệ anh em họ cũng dễ có nguy cơ sẩy thai hoặc vô sinh. Đây
đang là nguyên nhân làm suy giảm dân số của các dân tộc thiểu số ở nước ta.
PGS-TS Trương Thị Bích Phượng - Trưởng bộ môn Sinh lý động vật - Tế bào - Di truyền,
khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Huế, cho biết, trong quá trình sống, các
đặc điểm trên mỗi con người được quy định bởi vật liệu di truyền ở bên trong,
thường được gọi là các gen.
Các gen từ thế hệ trước qua thế hệ sau cứ xảy ra hiện tượng nhân đôi và trong quá
trình đó thì lại xảy ra sai sót, người ta gọi là đột biến gen, tức là xuất hiện
gen lặn. Khi kết hôn giữa 2 người cùng huyết thống, cùng một đặc điểm lặn nào
đó, trong cơ thể thế hệ sau có khả năng tổ hợp lại, sinh ra bệnh tật di truyền.
Theo PGS Phượng, ở những vùng cách biệt về địa lý, người dân sống cách ly với các vùng khác, do họ xuất phát từ một tổ tiên chung, nên thường kết hôn gần. Việc này liên quan đến trình độ văn hóa, trình độ hiểu biết của người dân. “Ở mỗi vùng, người dân phải được học hành đầy đủ để được hiểu biết, đây là cách tuyên truyền tốt nhất. “Ngoài việc nâng cao trình độ dân trí, chính quyền địa phương phải tuyên truyền thường xuyên, liên tục. Muốn vậy, cán bộ làm công tác tuyên truyền phải được tập huấn kỹ càng”- PGS Phượng nói.
Theo PGS Phượng, ở những vùng cách biệt về địa lý, người dân sống cách ly với các vùng khác, do họ xuất phát từ một tổ tiên chung, nên thường kết hôn gần. Việc này liên quan đến trình độ văn hóa, trình độ hiểu biết của người dân. “Ở mỗi vùng, người dân phải được học hành đầy đủ để được hiểu biết, đây là cách tuyên truyền tốt nhất. “Ngoài việc nâng cao trình độ dân trí, chính quyền địa phương phải tuyên truyền thường xuyên, liên tục. Muốn vậy, cán bộ làm công tác tuyên truyền phải được tập huấn kỹ càng”- PGS Phượng nói.
Cũng theo PGS Phượng, ngoài các giải pháp trên, ngành chức năng cần phải có những
điều tra, nghiên cứu về phả hệ. Cụ thể là phải có những nghiên cứu rất hoàn
chỉnh về các cuộc hôn nhân cận huyết và công bố rộng rãi kết quả này cho người
dân biết. “Hôn nhân cận huyết dẫn tới sự thoái hóa nòi giống, nếu không ngăn
chặn kịp thời thì hậu quả rất khôn lường”- PGS Phượng cảnh báo.
Chưa có giải pháp ngăn chặn
Chưa có giải pháp ngăn chặn
Là
Phó phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới nên bà Hồ Thị Tư rất am hiểu về các
luật tục của các đồng bào dân tộc ở miền sơn cước này. Bà Tư cho hay, hôn nhân
cận huyết là một trong những hình thức của tục nối dây đã có ở A Lưới từ thời
xa xưa. “Theo khoa học, con cô, con cậu là cùng dòng máu, nhưng bà con ít biết
đến khoa học mà chỉ quan tâm đến tập tục của họ thôi”- bà Tư nói.
Bà
Tư kể, ngày trước, để thực hiện tập tục nối dây, cha mẹ thường ép con cái lấy con
cô, con cậu làm vợ, làm chồng. Nhiều người lớn cũng bị cha mẹ ép kết hôn theo
hình thức này, bởi vì ngày đó việc dựng vợ gả chồng cho thế hệ sau chỉ vì vật
chất, không phải vì tình yêu. Hiện nay, việc kết hôn theo hình thức này hầu hết
không phải do cha mẹ ép buộc nữa mà do sự tự nguyện của đôi trẻ. Mà đôi trẻ đã
yêu nhau thì dù cha mẹ không muốn cũng khó ngăn cản.
Trên thực tế, những năm qua, các cơ quan chức năng của huyện A Lưới, nhất là Phòng
Văn hóa - Thông tin huyện đã vào cuộc tuyên truyền để xóa bỏ tập tục hôn nhân
cận huyết trên địa bàn.
Đơn cử như việc Phòng đã soạn sẵn một bài dân ca theo giai điệu cha chấp (thể loại
dân ca dành cho đàn ông) với tên gọi “Phá bỏ tập tục nối dây” để phục vụ công
tác tuyên truyền. Bài dân ca này có 6 câu, theo tiếng Pa Kô, sử dụng giai điệu
cổ xưa, phần lời do các nghệ nhân “gạo cội” sáng tác.
“Ngày xưa anh yêu và thương em vô cùng. Nhưng bây giờ thì anh biết mình không thể
lấy nhau, bởi đôi ta là anh em ruột thịt”- bà Tư dịch cho chúng tôi nghe một đoạn
của bài dân ca chống hôn nhân cận huyết.
Cùng với sử dụng dân ca cha chấp, ngành chức năng của huyện cũng đã lồng ghép việc
tuyên truyền chống hủ tục này bằng các chương trình văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên,
đến nay, hiệu quả tuyên truyền vẫn rất hạn chế, chưa đủ sức xóa bỏ hủ tục.
Bà Tư thẳng thắn thừa nhận hiện vẫn chưa có một giải pháp tuyên truyền cụ thể, hiệu
quả để cho người dân hiểu tác hại của hôn nhân cận huyết. “Cơ quan chức năng
chưa có văn bản chỉ đạo nào cụ thể về vấn đề này, sắp tới chắc chắn phải tìm ra
một giải pháp hiệu quả để xóa bỏ hủ tục”- bà Tư cho biết.
(Theo Dân Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét