"Sờ nặng", "Sờ nhẹ"
Ở một lớp tiểu học có tới hai phần ba số học sinh không phân biệt được chữ S (sờ nặng), và X (sờ nhẹ). Một hôm cô giáo tới lớp:
- Hôm nay cô sẽ dành nguyên một tiết
học để giúp các em cách phân biệt giữa chữ S(sờnặng) và X(sờ nhẹ).
Nói xong, cô viết chữ S thật to lên
bảng, rồi quay xuống lớp, hỏi:
- Đây là chữ sờ nặng. Các em thấy nó
giống con gì nào?
- Thưa cô, giống con chim ạ! - Cả lớp
nhao nhao.
- Giỏi lắm!, Chữ sờ nặng (S) trông
rất giống con chim, đây là phần đầu chim, đây là cổ chim, còn đây là bụng
chim.
Sau đó cô viết tiếp chữ X lên bảng, rồi
lại quay xuống hỏi cả lớp:
- Còn đây là chữ sờ nhẹ (X), các em có
thấy nó giống con gì không?
- Thưa cô, giống con bướm ạ! - Cả lớp
lại nhao nhao.
- Giỏi lắm!, chữ sờ nhẹ (X) trông
rất giống con bướm, có hai cánh rất to ở hai bên, rất giống hai cánh bướm.
Đến đây các em đã biết sơ sơ cách phân biệt giữa sờ nặng và sờ nhẹ rồi, sờ nặng
trông giống con chim, và sờ nhẹ trông giống con bướm. Các em nhớ chưa?
- Thưa cô, nhớ rồi ạ! - Cả lớp đồng
thanh.
- Cả lớp giỏi lắm!, giờ thì em nào cho
cô ví dụ một từ có chữ sờ nặng (S) nào?
Một học sinh đứng lên:
- Thưa cô, đó là từ “sung sướng” ạ!
- Tốt lắm!, còn em nào cho cô ví dụ một
từ có chữ sờ nhẹ (X)?
- Thưa cô, đó là từ “xấu xa” ạ! - một em khác
phát biểu.
- Cả lớp hôm nay ai cũng giỏi cả - cô
giáo tỏ vẻ rất hài lòng. Bây giờ, trên cơ sở những gì chúng ta vừa học, cô ghép
lại thành bốn câu thơ để giúp các em dễ thuộc. Bây giờ tất cả hãy mở tập ra, cô
sẽ đọc cho các em chép:
Cách phân biệt sờ nặng
và sờ nhẹ:
Sờ nặng là sờ chim
Sờ chim là sung sướng
Sờ nhẹ là sờ bướm
Sờ bướm là xấu xa
That hai huoc , cam on tac gia
Trả lờiXóa